Còn nhiều rào cản cần vượt qua Hồi sinh

Điểm chung giữa 2 ý tưởng trên là gặp phải rất nhiều sự phản đối và nghi ngờ. Ý tưởng cấy ghép đầu người được các nhà khoa học chỉ ra là có khá nhiều điểm bất cập. Thứ nhất: đầu người không thể tự “sống” được sau khi tách khỏi cơ thể hoặc nếu giữ lạnh hay một môi trường muối để giữ các tế bào sống thì cũng chỉ được trong một khoảng thời gian nhất định.

Thứ hai: hệ miễn dịch chắc chắn sẽ phản ứng khi có “vật thể lạ” xâm nhập cơ thể. Khả năng rất cao là cơ thể sẽ đào thải chiếc đầu ghép.

Tiếp nữa là chiếc đầu và tủy phải được cấy ghép một cách vô cùng hoàn hảo để từ đó mới điều chỉnh được toàn bộ cơ thể - trong một thời gian vô cùng ngắn, chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ - trước khi cơ thể hoàn toàn “chết”. Đây là một công việc gần như không tưởng bởi có quá nhiều việc phải làm trong khoảng thời gian đó.

Còn với ý tưởng cấy tế bào gốc, nhiều nhà khoa học hàng đầu về thần kinh học như Charles Cox, Trung tâm khoa học sức khỏe, Đại học Texas, Mỹ đã thể hiện sự hoài nghi. “Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng tế bào ở một vài phàn của não thuộc khu vực hạ lưu có thể phát triển được trong môi trường đặc biệt, ngay cả sau khi một người đã chết. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là điều trị bằng biện pháp tế bào gốc có thể dẫn tới sự hình thành của những neuron mới và cả những liên kết mới. Các neuron sẽ phải rất khó khăn mới sống được bởi những dòng máu chảy tới não đã mất đi ngay khi bệnh nhân chết não”.

Còn bác sĩ Ed Cooper - một bác sĩ chuyên nghiên cứu về tác dụng của xung điện tới vận động ở North Carolina, Mỹ thì cho biết “kỹ thuật này không bao giờ có thể sử dụng được với một người chết não. “Công nghệ này buộc phải sử dụng một cuống não vẫn còn hoạt động – nơi các dây thần kinh vận động đi qua trước khi kết nối với vỏ não thích hợp. Tuy nhiên, ở những người chết não, cuống não đã không còn hoạt động nữa”.

Ngoài những hoài nghi về công nghệ, rất nhiều người, đứng trên góc độ đạo đức, tỏ ra lo ngại trước những ý tưởng trên.

Tờ New Scientists dẫn lời bình luận của độc giả cho thấy nhiều người lo ngại mọi người sẽ muốn thay đổi cơ thể vì những lý do thẩm mỹ. và dẫn tới việc phải đưa ra những quy tắc nghiêm ngặt để tránh tính trạng này.

Các nhà thần kinh học như Bác sĩ Ariane Lewwis và nhà sinh học Arthur Caplan thì cho rằng ý tưởng hồi sinh não chỉ tạo ra một “hi vọng giả tạo và tàn độc” với người nhà bệnh nhân về một khả năng hồi phục. Và điều này là độc ác.

Liên quan